Chính phủ Mở và Sáng kiến Đối tác Chính phủ Mở (Open Government Partnership – OGP) là gì?

Chính phủ Mở
Khái niệm “Chính Phủ Mở” dịch từ  nguyên gốc Tiếng Anh “Open government” không phải là một khái niệm mới.  Theo ý kiến của TS. Jong-Sung Hwang[1], Việc Chính phủ “mở” để đáp ứng hiệu quả nhu cầu của công dân đã được đề cập từ Thế kỷ Ánh sáng[2]. Trong những thập kỷ qua, sự xuất hiện và ra đời của các quy định pháp lý về Tự do Thông tin cũng như các sáng kiến ​​Chính phủ Điện tử (E-government) ở nhiều nơi trên thế giới đã giúp thúc đẩy xu hướng xây dựng các chính phủ minh bạch, có trách nhiệm giải trình và ngày càng có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công dân.  Cũng theo TS. Jong-Sung Hwang, Chính phủ mở đã mang một nội hàm mới từ đầu thế kỷ 21 nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin.  Trước kia, Chính phủ mở thường mang nội hàm đơn thuần là việc công dân “tiếp cận thông tin” từ bên trong chính phủ. Giờ đây khái niệm này còn bao gồm vấn đề “chủ động” chia sẻ và cung cấp thông tin giữa chính phủ với các tổ chức xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Nội hàm “chia sẻ” thông tin ở đây ám chỉ các mối quan hệ song phương, tính cởi mở, sự tin tưởng cũng như sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong quá trình phát triển xã hội.

Sáng kiến Đối tác Chính phủ Mở (OGP)
Là một sáng kiến quốc tế mang tính tự nguyện nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các chính phủ, khuyến khích sự tham gia của công dân và tăng cường khả năng đáp ứng của chính phủ đối với người dân. Mục đích của OGP là hỗ trợ các chính phủ đảm bảo các cam kết cụ thể nhằm thúc đẩy tính minh bạch, trao quyền cho công dân, đấu tranh chống tham nhũng và phát huy công nghệ thông tin hiện đại để cải thiện hoạt động quản trị nhà nước.

OGP chính thức đi vào hoạt động từ năm 2011, sau khi 8 chính phủ sáng lập (Brazil, Indonesia, Mexico, Na uy, Philippines, Nam Phi, Anh và Mỹ) thông qua Công bố chung về Chính phủ Mở và thông báo các kế hoạch hành động quốc gia của mình. Đến nay đã có 64 quốc gia gia nhập chương trình. Ở tất cả các quốc gia thành viên, chính phủ và khối xã hội dân sự đang nỗ lực hợp tác để xây dựng và thực thi các biện pháp cải cách to lớn về chính phủ mở.

Rất nhiều quốc gia ở châu Á đã tham gia chương trình, trong đó có Indonesia, Philippines và Hàn Quốc.  Ngày càng có nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm đến chương trình này như Myanmar, Pakistan và Papua New Guinea.

Chính phủ Mở là một khái niệm đang được hoàn thiện. Hiện nay, định nghĩa về Chính phủ Mở trong OGP bao gồm bốn đặc điểm sau:
Tính minh bạch: Công chúng biết và hiểu được các hoạt động của chính phủ. Tính năng này cũng đồng nghĩa với việc các thông tin liên quan đến những hoạt động và quyết định do chính phủ ban hành cần được cung cấp cho công chúng một cách công khai, đầy đủ, thuận lợi, đúng thời gian và miễn phí.
Sự tham gia của người dân: Chính phủ khuyến khích và có cơ chế cụ thể, hiệu quả thu hút sự tham gia của người dân để họ đóng góp tiếng nói của mình giúp củng cố xây dựng chính quyền vững mạnh ngày càng đáp ứng nhu cầu của người dân và hoạt động hiệu quả hơn. Những phản ảnh của người dân có thể đem lại tác động tích cực đến một số hoạt động của chính phủ thông qua việc tạo điều kiện để người dân tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi các chính sách, chương trình, ví dụ dịch vụ công như Y tế và Giáo dục – là những lĩnh vực trực tiếp ảnh hưởng tới người dân;
Trách nhiệm giải trình: Công chúng có thể yêu cầu chính phủ giải trình kết quả thực hiện chính sách và cung cấp dịch vụ. Có các quy tắc, quy chế và cơ chế để các cơ quan chính quyền giải thích các quyết sách, hành động của mình, tiếp thu các phản ảnh, ý kiến (thậm chí trái chiều) hoặc những yêu cầu của dân, cũng như dám nhận trách nhiệm về việc thực thi các chính sách và quyết định của chính quyền;
Công nghệ thông tin và đổi mới: Chính phủ coi trọng việc cung cấp cho người dân thông tin thông qua “tiếp cận mở” nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin ngày một tiến bộ hơn

Tại sao Việt Nam nên tham gia OGP?

Đây là một sáng kiến quốc tế về tăng cường khả năng quản trị, OGP có ý nghĩa tích cực đối với tất cả các quốc gia thành viên. OGP có thể giúp Việt Nam:

• Xây dựng lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo.
• Đẩy nhanh tiến trình cải cách quản lý nhà nước
• Củng cố hình ảnh và danh tiếng của quốc gia trong cộng đồng quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp.
• Sử dụng sự hỗ trợ và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và nhân dân để nâng cao hiệu quả quản trị công.
• Thực hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật quốc gia về phòng, chống tham nhũng.
• Tăng cường hơn nữa hợp tác xây dựng giữa nhà nước và xã hội dân sự trong việc nâng cao chất lượng quản lý nhà nước.
• Định vị trong cạnh tranh trong ASEAN và toàn cầu để thu hút FDI có chất lượng cao.

OGP phù hợp với bối cảnh của Việt Nam vì bốn thành phần của nó bao gồm: minh bạch ngân sách, tiếp cận thông tin, công khai tài sản và cam kết của công dân gắn liền với các kế hoạch hành động quốc gia hiện tại như Chiến lược Quốc gia về Chống Tham nhũng đến năm 2020, Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020, Công ước của Liên hợp quốc về chống Tham nhũng-UNCAC (đặc biệt chú trọng đến vai trò và sự tham gia của xã hội), Luật Tiếp cận thông tin (có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2018), thực hiện các Chương trình Mục tiêu phát triển bền vững SDG…

Việt Nam dự kiến sẽ trở thành thành viên của OPG. Đến cuối năm 2017, Việt Nam thiếu 4 điểm, không quá xa tiêu chuẩn đủ điều kiện để trở thành thành viên OGP. Là một người đến muộn, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn từ kinh nghiệm từ 75 thành viên OGP tham gia hiện tại và các cơ chế hỗ trợ của OGP

[1] Giám đốc Điều hành, Trung Tâm Chính Phủ 3.0, Viện Nghiên cứu Thông tin Xã hội, Hàn Quốc

[2] Tiến sỹ Jong-Sung Hwang,  Đã đến lúc cần thu hút khu vực tư nhân tham gia quan hệ đối tác Chính phủ Mở /Time Has Come to Engage Private Sector in the Open Government Partnership. http://www.opengovpartnership.org/blog/dr-jong-sung-hwang/2014/04/14/time-has-come-engage-private-sector-open-government-partnership