Và tại sao các quốc gia khác cũng nên như vậy? Bài viết dưới đây của bà Raden Siliwanti, Vụ trưởng Vụ Bộ máy Nhà nước, Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia sẽ trả lời cho câu hỏi này.
Sự kỳ vọng của người dân vào Chính phủ ngày càng tăng. Điều này có nghĩa là sự phát triển của quốc gia không chỉ được đo lường thông qua GDP, mà còn thông qua các phép đo đánh giá trực tiếp chất lượng cuộc sống của người dân.
Chính phủ có đủ tốt để đáp ứng được yêu cầu nêu trên không? Câu trả lời là: Không. Chính phủ dù tốt đến bao nhiêu cũng không thể bao quát được hết mọi vấn đề – vì vậy, chính phủ cần phải trở nên bao trùm, kết nối và mở.
Chính phủ mở cho phép công dân tham gia vào quá trình ra quyết định. Trong khi chính phủ tốt chỉ bao gồm những quyết định một chiều của riêng chính phủ, thì chính phủ mở cho phép tất cả các chủ thể phi chính phủ cùng tham gia đóng góp vào quá trình hoạch định phát triển quốc gia.
Chúng ta có thể học hỏi được gì từ hành trình hướng tới Chính phủ Mở của Indonesia?
Indonesia là một trong số các quốc gia sáng lập Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP), một cơ chế đa phương giúp các thành viên chia sẻ thông lệ tốt về quản trị nhà nước. Indonesia đã phát triển các mục tiêu chính phủ mở theo nhu cầu của mình, phù hợp với yêu cầu của Cải cách (Reformasi) – hiện thân của phong trào đấu tranh chống tham nhũng và sự áp bức của nhân dân Indonesia vào năm 1998. Đối với Indonesia, Chính phủ Mở giúp chính phủ của quốc gia này trở nên dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân và đáng tin cậy.
Phù hợp với nguyện vọng được người dân đưa ra trong phong trào Cải cách, Indonesia đã khởi động sáng kiến chính phủ mở từ năm 2012. Từ đó, các kế hoạch hành động đã được thực hiện để cải thiện các quy trình quản lý nhà nước nhằm phục vụ người dân tốt hơn.
Ví dụ, việc hiện đại hoá cơ chế xử lý khiếu nại theo sáng kiến LAPOR đã mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển đất nước vì chính phủ nhận được những đánh giá rõ ràng hơn về chính sách của mình còn người dân bớt bối rối hơn với quy trình quản lý của nhà nước.
Không chỉ điều này, mà dữ liệu mở cũng giúp gỡ bỏ rào cản hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị và cán bộ quản lý nhà nước. Đây từng là một vấn đề lớn đối với Indonesia trong nhiều năm.
Kinh nghiệm có thể rút ra từ hành trình của Indonesia là chính phủ mở có thể giúp các quốc gia xây dựng các kế hoạch phát triển chính xác và hiệu quả. Chính phủ mở thúc đẩy sự đồng hành, hợp tác giữa chính phủ (bao gồm trung ương và địa phương) với các bên liên quan (bao gồm tư nhân và nghiệp đoàn), và đại diện người dân.
Tương lai nào cho sự phát triển của khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Dựa trên những kinh nghiệm của mình, Indonesia tin rằng để giải quyết mọi thách thức đối với phát triển, chính phủ không nên làm việc một mình. Sự phát triển của khu vực Châu Á Thái Bình Dương không nên chỉ thực hiện thông qua cách tiếp cận giữa chính phủ với chính phủ. Vấn đề này cần được giải quyết với sự tham gia của người dân và các thành viên khác trong cộng đồng, bao gồm cả khu vực tư nhân. Nguồn: https://govinsider.asia/inclusive-gov/raden-siliwanti-open-government-partnership/