Họp nhóm Thúc đẩy OGP tại Hà Nội

Kể từ khi ra mắt chính thức vào năm 2011 do 8 chính phủ khởi xướng, OGP  đã nhanh chóng  nhân được sự ủng hộ  và đến nay đã được triển khai thực hiện tại 75 quốc gia trên thế giới. Tại tất cả các nước thành viên OGP, chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) cùng phối hợp hoạt động để xây dựng và thực hiện những cải cách nhằm thúc đẩy chính phủ “mở”. Việt Nam được đánh giá có nhiều triển vọng trở thành thành viên của OPG. Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam còn thiếu 4 điểm để đáp ứng tiêu chí tối thiểu trở thành thành viên OGP.

Vào tháng 6 năm 2014, 17 tổ chức, cá nhân trên cơ sở tìm hiểu về mục tiêu và ý nghĩa của OGP đã thống nhất hình thành nên nhóm vận động Việt Nam gia nhập OGP, sau này được gọi là Nhóm Thúc đẩy OGP.

Ngày 29 tháng 1 năm 2018, tại Hà Nội, Nhóm thúc đẩy OGP tại Việt Nam đã tổ chức cuộc họp nhóm lần thứ 1 năm 2018 để:

  • Củng cố sự gắn kết trong nhóm, thảo luận cách thức hoạt động trong nhóm, các cam kết theo đuổi mục tiêu chung, và khả năng đóng góp cho quá trình vận động OGP tại Việt Nam.
  • Mapping hoạt động của các tổ chức trong nhóm OGP
  • Thảo luận cụ thể các cơ hội (và thách thức) để cải thiện điểm số OGP của Việt Nam thông qua các chương trình/dự án đang triển khai
  • Xây dựng kế hoạch vận động tổng thể về OGP trong hai năm 2018-2019

Các thành viên có nhận định “Hợp tác và đồng hành là yếu tố then chốt để thúc đẩy OGP ở Việt Nam”. Hiện tại nhóm gồm nhiều thành viên “mạnh” về VĐCS, tuy nhiên, đều là khối NGO. Vì vậy, trong quá trình thảo luận, nhóm cần xem xét việc duy trì và mở rộng thành viên ra sao, có cần thêm thành phần từ nhà nước, doanh nghiệp.

OGP là sự kết hợp các vấn đề minh bạch, sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình. Bốn khía cạnh của OGP gồm Tiếp cận thông tin, Sự tham gia của người dân, Liêm chính trong Quản lý tài sản và ngân sách.

Theo đánh giá 2015, Việt Nam được 6/16 điểm, tuy nhiên dự đoán trong tương lai gần sẽ là 10/16. Có một số yếu tố sẽ thay đổi tích cực và khả năng VN đạt 75% số điểm – đạt tiêu chuẩn tham gia OGP. Bên cạnh đó, OGP được đánh giá là rất phù hợp với Việt Nam vì tiệm cận với đường lối của Đảng về vấn đề liêm chính, phòng chống tham nhũng, trách nhiệm giải trình, tăng cường lòng tin của người dân, ứng dụng công nghệ hiện đại và cải thiện vị thế của Việt Nam trước quốc tế.

Tại cuộc họp các thành viên cũng thảo luận về phương hướng hoạt động tiếp theo để vận động cho 4 khía cạnh của OGP cũng như làm sao để có kết quả đánh giá tốt về sự hợp tác giữa Chính phủ và các tổ chức xã hội, thể hiện tồn tại không gian xã hội dân sự tự do, dân chủ tại Việt Nam.