Rất khó xác định để thời điểm Việt Nam sẽ tham gia OGP, mặc dù vậy, xét về xu hướng phát triển, có thể thấy việc Việt Nam tham gia cơ chế này là tất yếu. Cần xem vận động OGP như là một hoạt động cải cách xã hội thay vì chỉ là thúc đẩy một thiết chế quản trị tốt. Theo cách tiếp cận đó, lộ trình cho nhóm OGP ở Việt Nam có thể phác thảo như sau:
- Nghiên cứu tính khả thi của OGP với Việt Nam: Hoạt động này nhằm làm rõ thực trạng và xây dựng chiến lược, biện pháp vận động. (Nghiên cứu này đã được Towards Transparency và các cộng sự triển khai và hoàn thành năm 2016)
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về OGP: Hoạt động này giúp cho xã hội, các nhà quản lý và người dân hiểu rõ về OGP, những lợi ích mà nó mang lại, xu hướng trên thế giới và sự cần thiết tham gia OGP của Việt Nam. Tuỳ theo cách thức và khả năng vận động, việc này có thể kéo dài từ 6 tháng đến 01 năm.
- Xây dựng mạng lưới và lựa chọn các đối tác trong và ngoài nhà nước để thúc đẩy các hoạt động chuẩn bị cho OGP. Việc này có thể kết hợp thực hiện trong quá trình tuyên truyền nâng cao nhận thức ở trên, tuy nhiên có thể kéo dài thêm 6 tháng đến một năm nữa. Kết quả của việc này bao gồm việc cải thiện khuôn khổ pháp lý để có Việt Nam đạt được thêm 2 điểm để đủ điều kiện tham gia OGP.
- Hỗ trợ Nhà nước tham gia OGP. Việc này cần thực hiện sau khi quyết tâm của Nhà nước về việc tham gia OGP đã rõ ràng. Hỗ trợ chủ yếu là về kỹ thuật (viết đơn, liên hệ với các bộ phận chức năng của OGP, tính điểm thành lập các thiết chế trong nước…). Việc này có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.
- Hỗ trợ Nhà nước thực thi các cam kết về OGP. Việc này cần thực hiện sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên OGP. Hỗ trợ cũng chủ yếu về kỹ thuật (tuyên truyền, phổ biến về OGP, giải quyết những tranh chấp…)