Nhóm Thúc đẩy OGP Việt Nam tại APLF 2017

(3 đại diện từ Việt Nam: Ts Vũ Ngọc Anh/TT, Nguyễn Quang Thương/CDI, Đỗ Hải Linh/PanNature)

Vào ngày 14 tháng 12 năm 2017, “Diễn đàn Lãnh đạo châu Á – Thái Bình Dương APLF2017: Chính phủ mở vì phát triển toàn diện” đã được tổ chức tại Indonesia dưới sự chủ trì của Bộ Kế hoạch và Phát triển Quốc gia, Văn phòng Tổng thống Indonesia và hơn 35 tổ chức phát triển, quĩ, ngân hàng khác.

Khoảng 500 đại biểu từ khối chính phủ, CSO, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế… từ 14 nước thành viên OGP tại châu Á-TBD và từ một số quốc gia chưa gia nhập (Cambodia, Vietnam..) . Đáng chú ý có lãnh đạo cấp cao các nước tham dự: Phó tổng thống Indonesia, Phó tổng thống Afganistan, Bộ trưởng Bộ Ngân sách và Quản lý Philippines, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Gieorgia. Việt Nam có đại diện Nhóm Thúc đẩy OGP tham dự.

Diễn đàn được tổ chức nhằm: Trao đổi tri thức và các thực hành tốt giữa các quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương về áp dụng Sáng kiến Chính phủ mở để hướng đến phát triển toàn diện thông qua tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, cung cấp dịch vụ công một cách hiệu quả và thúc đẩy PTBV ở cấp quốc gia và địa phương.

Các phiên thảo luận chính tại diễn ra tại diễn đàn gồm:

  1. Đối thoại OGP vì phát triển toàn diện giữa các lãnh đạo cao cấp các nước trong khu vực (toàn thể)
  2. Thảo luận cấp bộ trưởng, thảo luận cấp địa phương, Trách nhiệm giải trình trong thúc đẩy OGP (song song)
  3. Đạt mục tiêu giảm nghèo và phát triển kinh tế thông qua Chính phủ mở, Xây dựng lòng tin và Liêm chính công, Dịch vụ công vì phát triển toàn diện, Vai trò của chính phủ mở đối với môi trường bền vững (song song)
  4. Nhìn nhận các bài học về chính phủ mở và hướng tới hợp tác khu vực (toàn thể)

Phát biểu của lãnh đạo các quốc gia khẳng định OGP góp phần xây dựng lại niềm tin của người dân vào chính phủ trong bối cảnh khủng hoảng lòng tin ngày càng lan rộng. Một số nội dung đáng lưu ý từ hội thảo:

  1. OGP góp phần thực hiện các mục tiêu PTBV, đặc biệt là SDG 1, 16 và 17.
  2. Các nguyên tắc OGP cần được chia sẻ không chỉ với các nước thành viên, cần được nhìn nhận như những nguyên tắc cơ bản mang tính toàn cầu. 3. Các chương trình OGP thí điểm cấp địa phương đã cho những kết quả khả quan và cần rút ra các bài học để nhân rộng
  3. OGP thúc đẩy không gian XHDS, tuy nhiên, ngay cả ở những nước đã là thành viên của OGP, không gian này còn hẹp và bị kiểm soát. Mặc dù vậy, cần kiên trì các nỗ lực mở rộng XHDS. OGP sẽ tạo môi trường để thúc đẩy CP cởi mở và đối thoại hơn.
  4. Để thực hiện OGP cần cam kết mạnh mẽ của cấp lãnh đạo, không chỉ chính phủ mà cả quốc hội và hệ thống chính trị.
  5. OGP cần được áp dụng linh hoạt ở nhiều lĩnh vực và ở các cấp khác nhau, không chỉ ở các thành phố lớn mà cả vùng kém phát triển hơn.
  6. Công nghệ thông tin, Dữ liệu mở, chính phủ điện tử đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy OGP. Mặc dù vậy, cần tránh rủi ro bất bình đẳng tiếp cận thông tin.
  7. Khi triển khai OGP trong một lĩnh vực cụ thể, cần tư duy một cách đơn giản, làm sâu và đơn giản hóa các khó khăn

Bên cạnh đó, nhiều bài học kinh nghiệm của các quốc gia cũng được chia sẻ. Nhóm Thúc đẩy OGP sẽ tiếp tục chia sẻ các nội dung này.